Thời gian biểu cho trẻ: Trẻ 6 – 9 tháng tuổi nên ăn bao nhiêu ml sữa?

Nếu bạn giống như hầu hết các bậc cha mẹ, bạn có thể vui mừng vì con đã đạt được giai đoạn 6 đến 9 tháng tuổi. Con không chỉ có khả năng ngủ lâu hơn trong đêm, cho bạn một số thời gian nghỉ ngơi cần thiết mà còn có thể có một lịch trình ngủ trưa dễ đoán hơn. Trẻ ở độ tuổi 6 – 9 tháng cũng bắt đầu có thể tự ngồi dậy và phản ứng nhanh hơn với người lớn.

Thêm vào đó, có một số thay đổi thú vị xảy ra trong chế độ ăn của con ở độ tuổi này. Trẻ có thể bắt đầu ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi, tất nhiên, khi cho trẻ ăn thức ăn dặm lần đầu tiên, bạn nên bắt đầu với lượng nhỏ và đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ. Điều quan trọng nữa là cho phép bé tự ăn, nghĩa là cho phép bé cố gắng bốc thìa và tự xúc ăn. Tất nhiên, bạn có thể phải giúp đỡ nếu chúng chưa có kĩ năng phối hợp, nhưng cho phép tự ăn là điều quan trọng để tự chủ trong việc ăn uống. Dưới đây là một số hướng dẫn bổ sung để cho trẻ ăn dặm ở giai đoạn này trong quá trình phát triển của trẻ.

Bé cần gì khi được 6 – 9 tháng tuổi?

Khi được 6 tháng , bé đã phát triển khả năng tự ngẩng đầu, ngồi dậy không cần trợ giúp, mất phản xạ đẩy lưỡi, có thể cầm nắm đồ vật đưa lên miệng và có thể bắt đầu ăn thức ăn đặc. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ. Ngay cả khi bạn nhận thấy trẻ có vẻ ít thích bú mẹ hơn, bạn cũng không nên cắt giảm số lần bú của trẻ ở độ tuổi này.

Trẻ ở độ tuổi này nên uống khoảng 180 đến 240 ml sữa khoảng 5 đến 7 lần một ngày hoặc bú khoảng 3 đến 4 giờ một lần trong ngày. Nhìn chung, chúng vẫn nên tiêu thụ khoảng 720 đến 1080ml sữa mỗi ngày.

Bạn cũng có thể nhận thấy rằng khi em bé trở nên năng động hơn, chúng dường như muốn ăn thường xuyên hơn. Điều này là hoàn toàn bình thường và có thể bé sẽ háo hức với thức ăn dặm khi bạn cho bé ăn, nhưng hãy nhớ rằng mỗi bé đều khác nhau.

Khi con trở nên thành thạo hơn trong việc tự ăn thức ăn dặm, mối quan hệ của chúng với việc bú mẹ hoặc bú bình có thể bắt đầu thay đổi. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là trẻ vẫn nên được cho bú sữa mẹ theo yêu cầu hoặc cho trẻ uống sữa công thức theo đúng lịch trình của chúng. Trong khi ăn dặm mang lại trải nghiệm giác quan quan trọng trong những tháng đầu đời này, thì nguồn dinh dưỡng chính của bé vẫn là sữa mẹ.

Trẻ 6-9 tháng tuổi cần bao nhiêu thức ăn?

Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, tốt nhất bạn nên bắt đầu từ từ và làm theo hướng dẫn của bé. Một lượng đồ ăn lớn có thể khiến em bé bị quá tải. Ví dụ, bạn có thể nên bắt đầu chỉ với một hoặc hai thìa bột/ cháo gạo hoặc thực phẩm xay nhuyễn trộn với sữa mẹ được nạp sẵn vào hai đến ba thìa và từ từ cho bé thưởng thức.

Tuy nhiên, cung cấp 30 đến 60 ml nước trong một cốc nhỏ, mở cùng với bữa ăn là một cách tuyệt vời để cho phép bé thực hành ăn uống.

Mục tiêu nuôi dưỡng trẻ sơ sinh cho trẻ 6-9 tháng tuổi

Ăn dặm là một cột mốc phát triển cho phép bé sử dụng kĩ năng miệng của mình để lấy thức ăn ra khỏi thìa và cách nuốt thức ăn với độ đặc hơn.

Cách lựa chọn thức ăn đầu tiên đó thường do mẹ quyết định, miễn là chúng phù hợp với sự phát triển của trẻ. Bất kể quyết định của bạn là gì, hãy đảm bảo rằng thực phẩm cực mềm hoặc xay nhuyễn để tránh bị nghẹn.

Trước đây, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên cha mẹ nên cho trẻ ăn một loại thực phẩm “một thành phần” mỗi lần từ 3 đến 5 ngày và theo dõi phản ứng của trẻ. Tuy nhiên, đây không còn là lời khuyên phổ biến nhất nữa vì nó hạn chế rất nhiều thức ăn mà em bé có thể tiếp xúc.

Trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng, chúng có thể cởi mở hơn với việc thử nhiều loại thức ăn khác nhau. Hãy thoải mái cho trẻ ăn sữa, đậu nành, trứng, bơ đậu phộng và các thực phẩm có chất gây dị ứng cao khác vì không có bằng chứng nào cho thấy việc chờ đợi sẽ ngăn ngừa dị ứng thực phẩm. Nếu con có nguy cơ cao bị dị ứng thực phẩm do tiền sử gia đình hoặc mắc bệnh chàm, hãy nói chuyện với chuyên gia hoặc bác sĩ.

Bạn cũng có thể cho trẻ ăn trái cây hoặc rau theo bất kì thứ tự nào vì không có bằng chứng cho thấy trẻ sẽ không thích rau nếu trái cây được cho trước. Và, bao gồm các loại thực phẩm có protein, sắt và kẽm như thịt bò, thịt cừu, gan, đậu lăng và đậu.

 

Trẻ 6 đến 9 tháng cần bao nhiêu ml sữa mỗi ngày?

Tuổi

Sữa mẹ vắt

Cho con bú

Ngũ cốc/ Trái cây/ Rau

Protein

6 tháng

Khoảng 720 đến 1080ml

Khoảng 6 lần trong 24 giờ

Khoảng 30 đến 60 gam

Khoảng 15 đến 30 gam

7 tháng

Khoảng 720 đến 1080ml

Khoảng 6 lần trong 24 giờ

Khoảng 30 đến 60 gam

Khoảng 15 đến 45 gam

8 tháng

Khoảng 720 đến 1080ml

Khoảng 6 lần trong 24 giờ

Khoảng 30 đến 60 gam

Khoảng 15 đến 60 gam

9 tháng

Khoảng 720 đến 1080ml

Khoảng 6 lần trong 24 giờ

Khoảng 30 đến 60 gam

Khoảng 15 đến 75 gam

Thời gian biểu mẫu cho trẻ 6 – 9 tháng:

Mặc dù mỗi em bé đều khác nhau, nhưng có thể hữu ích nếu có một lịch trình cho ăn mẫu như một hướng dẫn về lượng và tần suất ăn thông thường của một đứa trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi. Hãy nhớ rằng sở thích về hương vị và sự thèm ăn của trẻ có thể trải qua những thay đổi khác với lịch trình này.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp các loại rau củ quả trong một bữa ăn riêng hoặc ăn lệch các món đã gợi ý để đáp ứng sở thích của bé.

  • Trẻ 9 tháng tuổi bú sữa mẹ:

  • 7 giờ sáng – Cho trẻ bú cả hai vú
  • 7:30 sáng – Ăn dặm bữa sáng
  • 9:30 sáng – Ngủ trưa buổi sáng (bé có thể bú trước khi ngủ)
  • 11:30 sáng – Cho trẻ bú cả hai vú
  • 12 giờ trưa – Ăn dặm bữa trưa
  • 2 giờ chiều – Ngủ trưa buổi chiều (bé có thể bú trước khi ngủ)
  • 4 giờ chiều – Cho con bú cả hai vú
  • 5:30 chiều – Ăn dặm bữa tối
  • 7 giờ tối trở đi – Cho con bú cả hai vú
  • Trẻ 9 tháng tuổi kết hợp bú sữa qua bình:

  • 7 giờ sáng – Cho trẻ bú cả hai vú
  • 7:30 sáng – Ăn dặm bữa sáng
  • 9:30 sáng – Ngủ trưa buổi sáng (bé có thể uống 60 – 120 ml sữa vắt)
  • 11:30 sáng – Bình sữa từ 180 ml đến 240 ml sữa đã vắt
  • 12 giờ đêm – Ăn dặm bữa trưa
  • 2 giờ chiều – Ngủ trưa buổi chiều (em bé có thể uống 260 – 120 ml sữa vắt)
  • 4 giờ chiều – Bình sữa từ 180 ml đến 240 ml sữa đã vắt
  • 5:30 chiều – Ăn dặm bữa tối
  • 7 giờ tối trở đi – Cho con bú cả hai vú

Làm thế nào để biết trẻ đã ăn đủ ở độ tuổi 6 – 9 tháng?

Ở độ tuổi này, em bé đã khá tốt trong việc cho bạn biết khi nào chúng đã ăn đủ. Tiếp tục theo dõi cân nặng và sự tăng trưởng của bé và đảm bảo rằng bạn tiếp tục cho trẻ bú sữa một cách nhất quán.

Trẻ ở độ tuổi này cần khoảng 80kcal / kg / ngày, một số trẻ sẽ không tăng lượng sữa mà ăn nhiều hơn khi đồ ăn dặm được thêm vào chế độ ăn của chúng.

Cho bé ăn dặm có thể là một trải nghiệm thú vị, đặc biệt vì bạn có thể xem bé thích thức ăn nào và thức ăn nào bé không quan tâm.

Vì trẻ ở độ tuổi này không thể cho bạn biết chúng đói hay đã no, nên một số cha mẹ dạy chúng cách sử dụng ngôn ngữ kí hiệu . Ví dụ, có thể dạy chúng cách ra hiệu “thêm nữa”, “thôi” và “sữa”.

Bằng cách này, con bạn có thể cho bạn biết khi nào chúng đã ăn đủ hoặc nếu chúng muốn ăn thêm. Đây cũng là lí do tại sao điều quan trọng là để bé cầm thìa hoặc tự xúc thức ăn bằng tay.

Ngoài ra, bạn cũng có thể quan sát một số dấu hiệu khi cho chúng ăn. Em bé sẽ mở miệng và nghiêng về phía thức ăn. Chúng cũng sẽ hào hứng khi nhìn thấy thức ăn cũng như tập trung và theo dõi thức ăn bằng mắt.

Nếu bạn xúc thức ăn vào miệng trẻ, điều cực kì quan trọng là bạn phải chú ý đến các dấu hiệu của trẻ để biết khi nào trẻ đã ăn đủ. Khi chúng đã ăn no, bạn có thể nhận thấy rằng bé sẽ phun thức ăn ra hoặc đẩy thức ăn đi.

Những em bé đã ăn đủ cũng sẽ loay hoay trên ghế và nhìn sang chỗ khác trong khi bạn đang cố cho chúng ăn. Các dấu hiệu nhận biết khác mà bé đã có đủ bao gồm ngậm miệng khi bạn cho thức ăn, quay đầu khỏi thức ăn và chơi với thức ăn của chúng. Đừng ép bé ăn thêm thức ăn sau khi bạn đã nhìn thấy những dấu hiệu này.

Khi bạn bắt đầu đưa ăn dặm vào chế độ ăn của trẻ, hãy cố gắng thư giãn và vui vẻ với nó càng nhiều càng tốt. Không có cách nào đúng hay sai khi cho bé ăn dặm, miễn là bạn thực hiện từ từ và lưu ý đến khả năng tự chủ của bé cũng như các dấu hiệu đói và no. Bạn cũng nên đề phòng nguy cơ nghẹt thở. Mục tiêu chính của bạn là đảm bảo rằng con vẫn bú mẹ bình thường hoặc uống nhiều sữa.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Khi nào hiện tượng ốm nghén bắt đầu sau khi thụ thai?

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797