Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy – BLW khuyến khích bé tự ăn hơn là nhận kết cấu thực phẩm dạng nhuyễn qua thìa. Dưới đây là hướng dẫn từng bước để bạn bắt đầu, cộng với một danh sách các thực phẩm đầu tiên tốt nhất cho bé ăn dặm BLW.
Khái niệm về phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning (hay BLW)?
Lần đầu tiên được đặt ra bởi Gill Rapley và Tracey Murkett trong cuốn sách Baby-Led Weaning: Hướng dẫn cần thiết để giới thiệu thực phẩm ăn dặm, ăn thô/ ăn dặm cho bé là một cách tiếp cận để giới thiệu các loại thực phẩm lành mạnh trong tương lai, với phơng pháp ăn dặm này, bé được phép và khuyến khích tự ăn thức ăn cứng/ thô thay vì nhận các loại thức ăn xay nhuyễn qua muỗng.
Em bé ăn dặm theo BLW:
- Được khuyến khích tham gia cùng gia đình vào giờ ăn và tự cho bé chọn ăn thức ăn thích hợp.
- Chọn những gì, bao nhiêu, và nhanh như thế nào để ăn.
- Được tự do khám phá thị hiếu và kết cấu mới, không bị áp lực phải ăn một lượng nhất định hoặc một loại thực phẩm cụ thể.
- Tiếp được cho bú mẹ theo nhu cầu như thường lệ. Ăn dặm chỉ mang tính chất bổ sung cho sữa mẹ, và em bé được tin tưởng để tự ra dấu hiệu khi nào nên tăng lượng thức ăn thô và giảm sữa (thường là vào cuối năm đầu tiên).
Khi nào nên cho trẻ ăn dặm theo phương pháp BLW?
Các chuyên gia đồng ý rằng việc giới thiệu ăn dặm nên được trì hoãn cho đến giữa năm đầu tiên của cuộc đời (sau 6 tháng tuổi). Đây là lúc hệ tiêu hóa của bé đã trưởng thành. Một số bé có thể sẵn sàng được cho ăn dặm ở 5 tháng rưỡi, trong khi những bé khác có thể không sẵn sàng cho đến 8 tháng tuổi. Điều quan trọng là phải tính đến TẤT CẢ các dấu hiệu sẵn sàng cho từng trẻ. Như mọi khi, tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa nếu bạn không chắc chắn hoặc có thắc mắc.
Khi bé sẵn sàng cho ăn dặm rồi, bạn cần chú ý về các dấu hiệu ở trẻ như:
- Ngồi lên tốt mà không cần hỗ trợ của cha mẹ, người thân.
- Đã mất đi phản xạ đẩy lưỡi (tự động đẩy đồ ăn ra khỏi miệng bằng lưỡi).
- Đã phát triển các kĩ năng vận động cơ thể để tự ăn. Sự phát triển của sự cầm nắm (em bé nhặt thức ăn giữa ngón cái và ngón trỏ, không phải lòng bàn tay và ngón tay) thường xảy ra vào khoảng 6 tháng, nhưng đôi khi muộn nhất là 1 tuổi.
- Sẵn sàng nhai, ngay cả khi em bé có ít hoặc không có răng.
- Thể hiện sự thích thú khi tham gia vào bữa ăn, và có thể cố lấy thức ăn từ bát của bạn và cho vào miệng.
Lợi ích của việc cho bé ăn dặm theo phương pháp bé tự chỉ huy BLW là gì?
Nó dễ dàng hơn trong chuẩn bị và chế biến thực phẩm:
- Thức ăn xay nhuyễn theo kiểu truyền thống và kiểu Nhật tốn thời gian hơn. Điều chỉnh những gì người lớn đang ăn để phù hợp với em bé sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc tạo ra một bữa ăn riêng biệt.
- Em bé tự ăn, vì vậy bạn có thể ăn cùng một lúc. Bé ăn dặm theo phương pháp BLW chính là cách mà bạn cho bé cơ hội thư giãn và tự ăn.
- Bé phát triển thói quen ăn uống tốt
Thông qua việc cho bé ăn dặm BLW, bé sẽ phát triển khả năng như:
- Có thể thiết lập cho trẻ một chỉ số BMI khỏe mạnh hơn trong tương lai, theo nghiên cứu.
- Tự chọn lựa thức ăn, đã được chứng minh là làm tăng cân ở trẻ thiếu cân và hỗ trợ cân nặng khỏe mạnh ở hầu hết các bé.
- Trải nghiệm sớm với nhiều loại thực phẩm lành mạnh, có thể cải thiện lựa chọn thực phẩm sau này trong cuộc sống.
Thông qua việc ăn dặm theo phương pháp BLW bé, bé học được:
- Xử lí an toàn thực phẩm (chúng học cách nhai sau đó nuốt).
- Xử lí được các loại kết cấu, mùi vị, kích cỡ và hình dạng thực phẩm khác nhau.
- Mắt làm việc tốt và kĩ năng vận động, cách cầm nắm thức ăn và di chuyển nó đến miệng của chúng.
Những thực phẩm nào mẹ có thể cho con ăn?
Thực phẩm đầu tiên của bé nên là một lựa chọn các loại trái cây tươi, rau nấu chín mềm, carbohydrate lành mạnh và chất béo. Khi được lựa chọn đa dạng, bé sẽ tự nhiên chọn những thực phẩm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé.
Bé được ăn dặm theo phương pháp BLW được khuyến khích tự ăn hơn là nhận thức ăn qua thìa. Dưới đây là cách thực hành phương pháp này với một danh sách các loại thức ăn đầu tiên để giới thiệu cho em bé được gợi ý như sau:
- Bơ
- Trái chuối
- Khoai lang
- Táo nấu chín mềm
- Cà rốt nấu chín mềm, đậu xanh, bí xanh và củ cải đường
- Đào, lê và dưa rất ngọt
- Quả bí ngô
- Đậu xanh bỏ vỏ
- Lòng đỏ trứng
- Thịt hoặc gia cầm
- Những lát bánh mì (ruột bánh mì, mì ống nấu chín, gạo lứt,…
Thực phẩm ăn dặm BLW cần tránh cho bé
- Thực phẩm có nguy cơ nghẹt thở cao, như nho, cà chua, các loại hạt, xúc xích.
- Tránh thêm muối ăn hoặc đường
- Thực phẩm không lành mạnh và chế biến sẵn, như khoai tây chiên, bỏng ngô
- Thực phẩm chứa đường, kẹo cao su và kẹo cứng.
- Mật ong
- Chất kích thích như sô cô la hoặc đường.
Lời khuyên cho bé ăn dặm bằng phương pháp BLW
Đừng để bé quá đói. Đói có thể tạo ra một trải nghiệm không vui cho tất cả mọi người. Hãy cho trẻ được bú mẹ khoảng một giờ trước khi cung cấp khẩu phần ăn dặm để bụng của con không trống rỗng.
Không kì vọng quá nhiều. Hãy quên đi những kì vọng và để nó là một kinh nghiệm học tập. Lúc đầu bé có thể sẽ không ăn nhiều, và thế là vẫn rất ổn vì sữa mẹ vẫn là thực phẩm cốt yếu.
Kiên nhẫn. Em bé có thể mất nhiều thời gian hơn khi tập ăn. Khi họ nắm bắt được cách ăn uống rồi, thời gian cho ăn sẽ nhanh hơn.
Đừng cắt thức ăn quá nhỏ. Đừng cung cấp cho con những miếng thức ăn nhỏ. Thay vào đó, hãy chế biến những miếng thức ăn đủ lớn để bé dễ dàng cầm nắm.
Chế biến thức ăn đủ mềm. Nếu thức ăn có thể bị vỡ nát khi nắm chặt, nó có lẽ là độ mềm thích hợp cho bé.
Chúc mẹ và bé thành công với phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: Làm thế nào để bắt đầu?
Bột ăn dặm nào tốt nhất cho bé?
Ăn dặm giai đoạn đầu giới thiệu các loại thực phẩm mới cho trẻ?
Sau 6 tháng tuổi, bé có thể uống gì?
Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797