Trong giai đoạn 12 tháng từ 1 đến 2 tuổi, mẹ sẽ thấy con mình bắt đầu lớn hơn trông thấy và giống một đứa trẻ mới chập chững biết đi. Mẹ sẽ chứng kiến sự thay đổi về thể chất khi trẻ 1 tuổi bắt đầu thành thạo các kĩ năng vận động mới giúp con học được tính độc lập và bắt đầu xuất hiện một vài cá tính độc đáo.
1. Phát triển thể chất
Dấu mốc 12 tháng có thể sẽ phản ánh một số thay đổi lớn đối với con. Trong một khoảng thời gian ngắn, chúng có khả năng chuyển từ bò sang đi, tập leo cầu thang và di chuyển quanh nhà mà không cần bất kì sự trợ giúp nào của người lớn.
Những dấu mốc quan trọng
Kĩ năng vận động tổng thể: Hầu hết trẻ sẽ bước những bước đầu tiên trước 12 tháng và tự đi khi được 14 hoặc 15 tháng tuổi.
Kỹ năng vận động: Đến 18 tháng, con có thể uống nước từ cốc, ăn bằng thìa và không mặc quần áo.
Những điểm nổi bật chính: Trong độ tuổi từ 1 đến 2, mẹ sẽ thấy con đi từ chập chững bước đi tới có thể chạy.
2. Phát triển cảm xúc
Trẻ 1 tuổi sẽ bắt đầu cố gắng thể hiện cảm xúc và tự lập theo nhiều cách.
Những dấu mốc quan trọng
Phản ứng với những tình huống không quen thuộc
Bắt chước người khác
Thể hiện sự sợ hãi trong một số tình huống
3. Phát triển xã hội
Mặc dù mẹ có thể nhận thấy trẻ 1 tuổi trở nên cảnh giác hơn với người lạ, nhưng mẹ cũng sẽ thấy sự hào hứng của bé khi tương tác với những người khác, đặc biệt là anh chị em và những người thân quen. Con cũng có thể trở nên vui vẻ khi nhìn thấy những đứa trẻ khác. Phần lớn, trẻ 1 tuổi thích chơi với những đứa trẻ khác hơn là chơi một mình.
Những dấu mốc quan trọng
Đưa cho mẹ một cuốn sách để kể chuyện
Chơi các trò chơi như ú òa, trốn tìm
Thể hiện sự ưu tiên dành cho cha mẹ hoặc những người chăm sóc nhất định
Trẻ 1 tuổi sẽ không hiểu ý nghĩa của việc chia sẻ và có thể rất sở hữu đồ chơi của riêng mình.
4. Phát triển nhận thức
Mẹ có thể sẽ thấy một số thay đổi lớn khi nói đến sự phát triển nhận thức của con trong giai đoạn 1 tuổi này. Trong khoảng từ 12 đến 24 tháng, con có thể nhận biết được các đồ vật được đặt tên, chẳng hạn như mèo hoặc chó.
Nói
Vào cuối năm đầu tiên của bé, chúng vẫn có khả năng sẽ tiếp phi ngôn ngữ, chẳng hạn như chỉ tay, cử chỉ hoặc ném đồ vật.
Nhưng tiếng kêu và tiếng khóc của trẻ sơ sinh khi trẻ mới biết nói sẽ nhường chỗ cho những âm thanh bập bẹ riêng biệt như “ba,” “măm”. Con sẽ từ từ bắt đầu tập hợp những từ đó lại với nhau thành những từ dễ nhận biết, hiểu thêm những gì mẹ đang nói.
Trước mốc 24 tháng tuổi, chúng sẽ có thể nói những câu đơn giản với 2 đến 4 từ và chỉ vào những đồ vật đơn giản khi mẹ gọi tên chúng.
Chơi
Vui chơi rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ ở độ tuổi này. Lắc hoặc đập các nhạc cụ và chơi đồ chơi có bánh xe và các đồ chơi chuyển động đều phổ biến ở lứa tuổi này.
Những dấu mốc quan trọng
Đáp lại khi được gọi tên
Làm theo các hướng dẫn và yêu cầu rất đơn giản của cha mẹ
Hiểu “không” có nghĩa là gì và biết “gật”, “lắc” khi muốn trả lời
Cách tốt nhất để giúp trẻ 1 tuổi phát triển kĩ năng ngôn ngữ là nói chuyện với con liên tục. Khi mẹ mặc quần áo, hãy nói về màu sắc của quần áo, tên của bộ phận cơ thể mẹ đang chạm vào.
Gọi tên cho các vật dụng mà mẹ sử dụng hàng ngày, như khăn tắm, cốc, bát, ô tô, búp bê, các loại đồ chơi,… Việc “vừa học vừa chơi” này sẽ giúp con học tên của các đồ vật và chuẩn bị cho việc tự nói để giao tiếp tốt hơn.
5. Các cột mốc quan trọng khác
Trẻ 1 tuổi có thể trở nên phát triển nhanh hơn về mặt thể chất. Trẻ ở độ tuổi này không hiểu rằng người khác cũng có cảm xúc nên chúng có thể đánh người khác vô cớ mà không nhận ra điều đó đang làm tổn thương người khác.
Mẹ có thể sẽ thấy các kĩ năng giải quyết vấn đề bắt đầu được cải thiện khi chúng tìm ra cách điều khiển đồ chơi hoặc nhét các đồ vật nhỏ hơn vào trong hộp. Các kĩ năng ghi nhớ cũng sẽ bắt đầu được cải thiện.
6. Khi nào cha mẹ cần lo lắng về dấu hiệu bất thường ở mốc phát triển của trẻ 1 tuổi?
Mặc dù tất cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều phát triển với tốc độ hơi khác nhau, nhưng mẹ nên nói chuyện với bác sĩ nếu con không đạt được những mốc phát triển cơ bản nhất hoặc nếu mẹ nhận thấy sự chậm phát triển tiềm ẩn ở trẻ nhỏ.
Các chuyên gia khuyên cha mẹ nên nói đưa trẻ nhỏ đi khám bác sĩ nếu con được 18 tháng tuổi mà gặp phải một hoặc nhiều vấn đề sau đây:
- Không thể tự bước đi
- Không thể chỉ để biểu đạt điều trẻ muốn nói
- Mất các kĩ năng mà trẻ đã có trước đây
- Không biết bắt chước hành động, cử chỉ của người khác
- Không thể nói theo các từ đơn giản mà người lớn dạy
- Không để ý hoặc không bận tâm khi người lớn rời đi hoặc trở lại bên cạnh
Trẻ 1 tuổi có thể cố gắng giúp mẹ khi mẹ cho chúng ăn hoặc đòi tự rửa tay. Con sẽ luôn hăng hái tham gia vào bất cứ việc gì mẹ đang cố gắng làm. Đây là thời điểm quan trọng để trẻ học cách phát triển rất nhiều kĩ, con mẹ sẽ bắt chước và làm theo/ nói theo những gì chúng nhìn/ nghe thấy.
Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ
Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân
Điều mẹ cần biết về các mốc phát triển của trẻ sơ sinh: 0 đến 6 tháng tuổi
Các mốc phát triển của trẻ 6 – 12 tháng tuổi
Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797