Dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở trẻ trong độ tuổi ăn dặm là những loại nào? Dưới đây là 8 trường hợp dị ứng thực phẩm hàng đầu, các dấu hiệu cho thấy con có thể bị dị ứng thực phẩm và cách phòng ngừa an toàn.
Dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở trẻ em
1. Sữa bò
Thật không may, không phải ai cũng có thể dung nạp được sữa bò. Sữa bò là thức ăn gây dị ứng phổ biến nhất trong thời thơ ấu. Theo nghiên, 2-3% trẻ sơ sinh được chẩn đoán là bị dị ứng sữa bò, nhưng có tới 15% trẻ sơ sinh có một số triệu chứng của dị ứng.
Tại sao lại có khoảng cách lớn như vậy giữa các trường hợp được chẩn đoán và các trẻ có triệu chứng? Có thể khó để định lượng con số chính xác, vì sữa là một trong những chất gây dị ứng khó tránh nhất và dị ứng sữa bò có thể xuất hiện trước khi trẻ ăn thức ăn dặm. Nếu trẻ đang bú mẹ bị dị ứng với đạm sữa bò, trẻ có thể phản ứng với bất kì loại sữa nào mẹ uống.
Dị ứng sữa bò và không dung nạp
Dị ứng sữa bò là dị ứng với một loại protein nhất định trong sữa và giống như tất cả các trường hợp dị ứng thực phẩm khác, điều này kích hoạt phản ứng của hệ thống miễn dịch. Đây không phải là điều tương tự như không dung nạp lactose.
Một em bé không dung nạp lactose là thiếu một loại enzym nhất định (gọi là lactase) phân hủy đường lactose trong sữa. Không dung nạp sữa bò không kích hoạt phản ứng của hệ thống miễn dịch; không dung nạp lactose có nghĩa là cơ thể rất khó để tiêu hóa nó.
2. Trứng
Trứng rất giàu protein, chất béo lành mạnh và selen. Lòng đỏ trứng nghiền thậm chí còn là thức ăn đầu tiên tốt cho trẻ ăn dặm ! Vì vậy, sẽ là một thiệt hại lớn nếu con bị dị ứng với thực phẩm bổ dưỡng này. Dị ứng trứng là loại dị ứng thực phẩm phổ biến thứ hai, nhưng may mắn thay, hầu hết các trường hợp dị ứng với trứng đều không nguy hiểm đến tính mạng.
Cũng giống như dị ứng với protein sữa bò, một loại protein nhất định trong trứng kích hoạt phản ứng miễn dịch ở những người bị dị ứng. Một số trẻ bị dị ứng với protein trong lòng đỏ, một số trẻ dị ứng với protein trong lòng trắng và một số khác lại dị ứng với cả hai. Tuy nhiên, dị ứng chỉ với lòng trắng trứng là phổ biến nhất.
3. Đậu phộng
Dị ứng đậu phộng có lẽ là dị ứng thực phẩm được thảo luận nhiều nhất và đúng như vậy: Dị ứng đậu phộng rất phổ biến (4-8% trẻ em) và chúng thường có mức độ nguy hiểm cao hơn 2 loại trên.
4. Đậu nành
Theo một nghiên cứu, dị ứng đậu nành ảnh hưởng đến 0,4% trẻ em, có thể gây ra một số phản ứng khó chịu như:
Bệnh chàm (85% trẻ em bị dị ứng đậu nành)
Khó thở (71% trẻ em bị dị ứng đậu nành)
Hen suyễn (64% trẻ em bị dị ứng đậu nành)
5. Lúa mì
Trong số trẻ em đã được chẩn đoán bị dị ứng thực phẩm, lúa mì là nguyên nhân gây ra khoảng 20% các trường hợp dị ứng đó.
- Dị ứng lúa mì và bệnh celiac
Cũng giống như dị ứng protein sữa bò là một tình trạng riêng biệt với không dung nạp lactose, dị ứng lúa mì và bệnh celiac là hai tình trạng khác nhau.
Dị ứng lúa mì gây ra phản ứng miễn dịch phản ứng với sự hiện diện của một loại protein có trong lúa mì.
Bệnh Celiac là một bệnh (không phải dị ứng), trong đó cơ thể quá nhạy cảm với gluten, dẫn đến viêm và kém hấp thu chất dinh dưỡng. Điều này cũng giải thích tại sao các triệu chứng bệnh celiac chủ yếu là các triệu chứng tiêu hóa. Bệnh Celiac cũng hạn chế khả năng tiêu thụ các loại ngũ cốc có chứa gluten: lúa mì, lúa mạch, mạch nha,…
6. Các loại hạt
Các loại hạt cây bao gồm: hạnh nhân, hạt điều, hạt mắc ca, quả óc chó,… Giống như dị ứng đậu phộng, dị ứng hạt có xu hướng gây ra các phản ứng rất nghiêm trọng. Dị ứng đậu phộng phổ biến hơn dị ứng các loại hạt; chỉ 1%các trường hợp dị ứng thực phẩm là do các loại hạt.
7. Cá
Không nên nhầm lẫn với dị ứng động vật có vỏ, dị ứng cá là do hải sản không giáp xác. Dị ứng cá chỉ chiếm 0,6% các trường hợp dị ứng thức ăn ở trẻ trong độ tuổi ăn dặm.
Các nguồn dị ứng cá phổ biến nhất là: Cá hồi, cá ngừ, cá chim lớn,… Nhưng nếu bị dị ứng với cá hồi, điều đó không có nghĩa là sẽ bị dị ứng với tất cả các loại cá.
8. Động vật có vỏ
Khi bị dị ứng động vật có vỏ, bé sẽ có phản ứng miễn dịch với một loại protein nhất định trong động vật có vỏ.
Động vật có vỏ bao gồm: tôm hùm, cua, tôm, mực ống, tôm càng xanh, sò, hàu,…
Dị ứng động vật có vỏ chỉ chiếm tới 0,9% các trường hợp dị ứng thực phẩm, nhưng đáng ngạc nhiên là dị ứng động vật có vỏ gây ra nhiều triệu chứng hơn dị ứng đậu phộng .
Dấu hiệu của dị ứng thực phẩm của trẻ trong độ tuổi ăn dặm
Nếu mẹ nhận thấy các triệu chứng sau đây ở trẻ, một trong những dị ứng thực phẩm phổ biến có thể là thủ phạm:
- Nổi mề đay hoặc các vết đỏ trên mặt và/ hoặc cơ thể
- Phát ban
- Sưng mặt (bao gồm mặt cũng như môi, lưỡi và má)
- Khó chịu, bao gồm: nôn mửa và/ hoặc tiêu chảy
- Thở khò khè
- Ho khan
- Mất ý thức
Lưu ý: Các trường hợp dị ứng thực phẩm phổ biến ở trên có thể dẫn đến phản ứng dị ứng nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ, đặc trưng bởi khó thở, sưng mặt, khó thở, sưng mặt hoặc môi, nôn ói hoặc tiêu chảy nghiêm trọng, cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức.
Cách ngăn ngừa dị ứng thực phẩm thông thường cho trẻ trong độ tuổi ăn dặm
Cho con bú có thể giúp ngăn ngừa dị ứng ở trẻ sơ sinh và trẻ trong độ tuổi ăn dặm. Sữa mẹ cung cấp dinh dưỡng tốt nhất và sự thoải mái cho trẻ sơ sinh, nhưng lợi ích của việc cho con bú không chỉ dừng lại ở đó. Các nhà nghiên cứu cho biết việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể giúp giảm thiểu tình trạng dị ứng ở trẻ sơ sinh .
Sữa mẹ có mùi vị của các loại thực phẩm mà mẹ đã ăn, từ các thực phẩm cay đến những loại có mùi mạnh (hành, tỏi,…), các loại thực phẩm cụ thể mà mẹ tiêu thụ có thể giúp bảo vệ em bé bú mẹ trực tiếp hoặc ăn sữa mẹ chống lại dị ứng thực phẩm. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nhi khoa của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn ít có nguy cơ mắc bệnh chàm và dị ứng hơn 54% trong những năm thiếu niên của chúng.
Chúc các em bé trong độ tuổi ăn dặm có những trải nghiệm tuyệt vời nhất với các loại đồ ăn mới.
Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ
Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân
10 Mẹo ăn uống lành mạnh để vừa tốt cho con bú và vừa giảm cân nhanh sau sinh
Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797